Hiện nay các loại vải thun được chia thành 3 loại chính khi xét theo thành phần cấu tạo đó là vải thun cotton (vải thun tự nhiên), vải thun PE(vải thun nhân tạo) và vải thun pha. Tính chất, ưu nhược điểm và giá thành của mỗi loại đều có nhiều điểm khác biệt, vậy làm sao có thể phân biệt được chính xác chiếc áo thun của bạn được may từ loại vải thun nào. Bạn đang mặc một chiếc áo thun và rất ưng ý với chất lượng sản phẩm, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chiếc áo thun mình đang mặc có chất liệu gì? Đã phải là chất liệu phù hợp nhất hay chưa? Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại áo thun, chúng tôi nhận thấy hầu như mọi khách hàng đều không có khả năng nhận biết được chất vải của áo thun thuộc loại nào mặc dù kiến thức về các loại vải thun đều rất đơn giản và cách nhận biết chúng cũng không hề khó. Khi đã nắm được những kiến thức cơ bản này bạn hoàn toàn có thể tự kiểm nghiệm để có cái nhìn thực tế hơn. Cuối cùng xin được lưu ý rằng việc bạn có khả năng xác định được các loại vải thun có thể mang tới nhiều lợi ích khi bạn đi mua áo thun hoặc đặt may áo thun theo yêu cầu, khi đó bạn hoàn toàn có thể tránh được những nhầm lẫn không đáng có.

hcm272265-3

Xem thêm: Các quy tắc phân loại vải thun
Hiện nay áo thun là loại áo phổ biến nhất, nó có thể được may bởi rất nhiều các loại vải khác nhau theo nhiều cách phân chia khác nhau. Hôm nay công ty may áo thun GLU chỉ xin được đề cập đến sản phẩm phổ biến nhất thường hay dùng để sản xuất áo thun. Đây cũng là những chất vải mà chúng tôi thường xuyên sử dụng để may các loại áo thun đồng phục, áo thun quảng cáo theo đơn đặt hàng với số lượng lớn. Nếu dùng cách phân chia vải theo thành phần cấu thành thì hiện nay có 4 loại vải được dùng thông dụng với thành phần cotton giảm dần là Vải thun cotton 100% --> Vải thun 65/35 --> Vải thun 35/65 --> Vải thun PE. Vải cotton là loại vải của thiên nhiên nên nó có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, tạo cảm giám thoáng mát cho da khi mặc, đặc biệt là bạn sẽ không khi nào phải lo về vấn đề kích thích da như đối với vải PE. Ngoài ra vải thun 100% cotton luôn là loại vải mềm và nhẹ nên đặc biết thích hợp cho làn da trẻ em và người già, giá thành của nó thì luôn cao hơn các loại vải pha. Vải PE thì không tạo được cảm giác thoải mái khi mặc như vải cotton nhưng nó cũng có rất nhiều ưu điểm mà vải cotton không có được đó là độ bền, chống bụi, chống nhăn, nhiều màu sắc, in ấn đẹp và dễ dàng làm sạch, cụ thể nhất là những chiếc áo thun thể thao được may chủ yếu bằng chất liệu PE.

bang-mau-ao-thun-ca-sau-01

Xem thêm: Lịch sử phát triển của áo thun
Hôm nay công ty may áo thun GLU xin được giới thiệu đến các bạn 4 phương pháp đơn giản nhưng rất hữu ích giúp bạn có thể phân biệt được các loại vải thun một cách dễ dàng. Ngoài ra chúng tôi còn chia sẽ một vài kiến thức về áo thun hữu ích nhất để bạn có thể lựa chọn được loại vải phù hợp nhất cho chiếc áo thun của mình.

Giới thiệu 4 phương pháp mới có thể phân loại vải thun đơn cực nhanh

1. Nhìn trực quan

Đây là phương thức đầu tiên và phổ biến nhất đối với dân trong nghề, đối với những người có kinh nghiệm về may mặc nói chung và may áo thun nói riêng thì chỉ cần trực tiếp mặt vải là đã có thể phân biệt được vải thun cotton và vải thun PE. Đối với những người làm lâu năm thì chỉ cần sơ qua là cũng đủ để nói chính xác đó là loại vải thun gì, mức giá và chất lượng ra sao. Điều này thì tương đối khó đối với các khách hàng không am hiểu về vải vóc và may mặc nhưng tựu chung lại thì chúng ta có các quy tắc cơ bản sau đây có thể giúp phân biệt được vải thun khi nhìn trực tiếp.

xác định vải thun bằng phương pháp nhìn
– Vải thun cotton: Mặt vải không có độ bóng, màu vải trầm không sáng, có độ thô và có xù lông nhẹ nếu nhìn kĩ mới thấy được.

Vải thun PE 4 chiều
– Vải thun PE: Hoàn toàn ngược với vải cotton, khi nhìn vải thun PE chúng ta có thấy độ bóng của mặt vải, chất vải láng, màu vải sáng tươi, các sợi vải có độ đều cao dường như xếp song song với nhau, thớ vải không có xù lông.

Vải PE da cá

2. Phương pháp kiểm tra bằng tay

Đây cũng là phương pháp rất phổ biến, có thể giúp phân biệt chất liệu vải thun dễ hơn phương pháp nhìn. Đối với người không có kinh nghiệm về vải thun thì đây là phương pháp lý tường nhất, có thể dễ dàng áp dụng mà không đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Các quy tắc được áp dụng trong phương pháp sờ vải để phân loại thì rất đơn giản như sau.

Sờ vải thun bằng tay để cảm nhận
Sờ vải thun bằng tay để cảm nhận

– Vải thun cotton: Khi dùng tay sờ lên mặt vải thì có cảm giác mát tay rất đặc trưng, chất vải mềm, nhăn nhiều khi vò. Nếu ta có thể lấy một sợi vải kéo đứt thì chỗ đứt không gọn. Khi ta dùng lực kéo mãnh vải thì thấy vải có độ co giãn cao.
– Vải thun PE: Ngược lại với vải cotton, ta không có cảm giác mát tay khi sờ lên chất vải. Khi vò nhẹ thì hầu như không nhàu, vò mạnh vải cũng nhàu rất ít. Dùng lực kéo mãnh vải thì thấy độ co giãn kém.

3. Phương pháp đốt

Hay còn gọi là phương pháp nhiệt học, cách kiểm tra này thì thường rất ít được áp dụng vì thông thường ta có thể phân biệt được loại vải dễ dàng bằng hai phương pháp ở trên. Đây là phương pháp dành cho những khách hàng không thể phân biệt rõ bằng nhìn và sở vải. Nó cũng là phương pháp chính xác nhất dùng để kiểm tra trong những trường hợp gặp khó khăn khi xác định. Quy tắc tổng quan nhất đó là vải càng có thành phần cotton (sợi bông) cao thì bắt cháy càng mạnh, tro vải càng mịn và dễ tan. Ngược lại vải có thành phần PE cao thì bắt lửa yếu, chất vải khó cháy, khi cháy thì không có tro mà vón cục lại như khi đốt nhựa, ngoài ra chúng ta có thể ngửi thấy mùi khét của nhựa cháy khi đốt vải PE.

Phân biệt vải thun bằng phương pháp nhiệt học

– Vải thun 100% cotton: Vải bắt lửa rất ngọt, cháy rất nhanh khi đốt, giống như là đang đốt giấy vì có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục.
– Vải thun 65/35: Vải bắt lửa tốt, cháy nhanh, khi cháy có chút mùi nhựa, tro tan nhanh, ít bị vón cục.
– Vải thun 35/65: Bắt lửa khá kém, cháy chậm, có chút mùi nhựa tương đối rõ khi cháy. Vải cháy xong bị vón thành cục nhỏ không tan hết khi bóp nhưng vẫn thấy có một ít tro.
– Vải thun PE: Bắt lửa kém nhất, cháy chậm, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục và có mùi khét của cao su như khi đốt nhựa, ngọn lửa cháy nhấp nhô dễ tắt. Vải cháy xong không có tàn tro mà mà vón thành cục lớn, rất cứng, bóp không tan.

Bảng tóm tắt cách xác định vải bằng phương pháp đốt.

Nhận diện các loại vải thun bằng phương pháp nhiệt học
Nhận diện các loại vải thun bằng phương pháp nhiệt học

4. Phương pháp làm ướt vải

Đây cũng là một cách thức đơn giản có thể làm bởi người không chuyên nhưng thường cũng ít được áp dụng trong thực tế. Để có thể nhận biết được chất vải có thành phần cotton cao hay thấp thì làm ướt vải bằng nước để xem tính háo nước của vải ra sao là cách làm rất có cơ sở khoa học vì thành phẩn vải cotton chính sợi bông thiên nhiên mà sợi bông thì có tính háo nước rất cao nên vải cotton thường hút nước rất nhanh, khi ta nhỏ nước lên mặt vải thì diện ướt mau chóng loang rộng diện tích ra xung quanh. Ngược lại với vải có thành phần PE cao, là sợi vải có nguồn gốc nhân tạo từ dầu mỏ và than đá nên sợi vải sẽ không háo nước, đo đó khi ta làm ướt vải bằng nước thì vải thấm nước chậm, diện ướt không lan rộng. Sau đây là mô tả chi tiết từng loại vải khi được kiểm tra bằng phương pháp làm ướt vải.

Làm ướt vải thun
Làm ướt vải thun

– Vải thun 100% cotton: Vải sẽ thấm nước rất nhanh, diện tích loang nước rộng.
– Vải thun 65/35: Vải thấm nước nhanh nhưng không bằng vải cotton 100%.
– Vải thun 35/65: Vải thấm nước chậm, cảm giác hút nước kém.
– Vải thun PE: Vải thấm nước rất chậm, cảm giác như vải không thấm nước, diện ướt không lan rộng.

Cách phân biệt vải thun bằng nước

Với những chia sẽ vừa rồi công ty may đồng phục GLU tin chắc rằng bạn đã hoàn toàn tự có thể kiểm tra được chất liệu của chiếc áo thun bạn đang mặc là gì, đồng thời đây cũng là kiến thức rất hữu ích cho những ai muốn đặt may áo thun đồng phục, áo thun quảng cáo theo đơn đặt hàng. Bạn có thể sử dụng 1 trong 4 bốn phương pháp trên để kiểm tra hoặc áp dụng cả bốn phương pháp nếu còn cảm thấy khó phân biệt.

bảng tính chất các loại vải

Xem thêm: Các loại vải may áo thun thông dụng nhất

Xin được nhấn mạnh lại rằng mỗi loại vải đều có nhiều ưu và nhược điểm riêng, không có loại vải nào hoàn toàn nổi trội thế nên biết được cách phân loại và nhận biết các loại vải là một điều hết sức cần thiết cho những khách hàng đặt may áo thun. Tùy vào nhu cầu sử dụng và dựa vào các căn cứ và đặc điểm trên để biết cách chọn loại vải phù hợp nhất cho mình. Và đặc biệt với cách nhận biết này các bạn sẽ không phải lo lắng về việc gian lận của một số có sở không uy tín khi đi đặt áo thun.

Phân biệt vải Cotton và PE

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

028.6650.8833
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon